Thứ Năm, 22 tháng 7, 2010

Những ngày này

3:26 chiều thứ năm ngày 22 tháng 7 năm 2010

Kiểu viết thứ ngày tháng năm ấy là từ hồi cấp một, cấp hai cũng chả viết thế nữa thì phải, chắc được hết lớp sáu là cùng.

...

Sau gần 22 năm chung sống, đã khá chắc chắn M là một người ‘khẩu xà tâm phật’. Nhưng nếu lời nói có thể làm cho người khác tức giận, khó chịu thì liệu ‘tâm’ ấy có còn bao phần ‘phật’ khi ‘khẩu’ ấy cứ ‘xà’? Và ‘tâm’ ấy ‘phật’ đến đâu khi ‘khẩu’ ấy cứ ‘xà’? Nếu ‘tâm’ thật sự ‘phật’ thì những lời nói ra cũng phải ‘phật’ chứ, như quả cà chua đỏ vỏ và đỏ cả lòng vậy. Còn cái mồm nói to, nói nhiều, nói ác rồi bảo tâm tôi chả thế, tôi chả hành động gì ác cả thì có phải là quả dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng không? Có phải là nói dối lòng mình? Như thế có phải là tội lỗi ‘hồn nhiên’? Có phải là ‘vô tội’? 

Lời nói ra cũng là một dạng hành động, hành động bằng ngôn từ, có âm thanh, và âm thanh ấy đến tai và não của những người nghe được và hiểu được – như thế thì lời nói ấy có tác động đến người nghe để người nghe phản ứng hoặc không phản ứng (cũng là một kiểu phản ứng) với người nói. Như vậy thì, M, với ‘khẩu xà’ suốt bao năm đã làm ‘tâm’ và hành động – dù chỉ chỉ là lời nói, không ‘phật’, không tốt nữa rồi.

M đã cứ như thế gần năm mươi năm rồi, tất cả những thói quen đã bám chặt vào tâm thức nên suy nghĩ, phản xạ, lời nói, hành động, cách sống của M đã thành những thói quen có rễ mà mình không thể ngày một ngày hai mà kéo những cái rễ ấy ra khỏi tâm thức của M nữa. 

Nhờ đến sách, tạp chí giúp M mở rộng cái nhìn ra khỏi mấy bức tường. Sách chỉ đọc được vài trang M đã ngủ mất vì cả ngày, mỗi ngày, hàng ngày ‘khổ quen rồi sướng không chịu được’ tự bắt bản thân lao động khổ sai với việc làm sạch bát, đĩa, nhà, cửa, cầu thang, quần, áo, bản thân - bất kì cái gì có thể cọ rửa được – đế dép, cánh cửa ra vào, cầu thang lên trần, trạn bát, bồn cầu, lọ nước rửa bát, điện thoại.

M khó tính và cầu toàn nên lại không dễ mua một cái gì đấy cho vui.

M lại lo xa và không sống cho hiện tại nên không mua những cái để giải trí hay đi đâu làm gì giải trí mà tiết kiệm tiền cho những lúc không vui có-thể-sẽ-xảy-ra: ốm, đau, bệnh, tật.

Oh là la.

M cứ sống mãi chỉ ở quanh trong nhà, rồi ra đến đầu ngõ, ngoài chợ là xa nhất. Chị Dậu đến cuối chuyện còn chạy ra khỏi ngõ, dù cái ngõ đấy Ngô Tất Tố viết là ‘tăm tối như cái tiền đồ của chị’ nhưng biết đâu chạy thêm tí nữa sẽ có ánh sáng, có lối thoát thì sao. Mình bảo M là chị Dậu của thế kỉ trước còn chạy xa, đi xa hơn M để thay đổi.

Hôm nhạc Đại Lâm Linh rủ từ trước rồi mà M không đi vì ở nhà để tắm gội giặt giũ rồi sau đấy lại chịp, biết thế hôm đấy làm sớm để đi, tức là vẫn phải làm rồi mới đi. Nếu giục và rủ tha thiết và mạnh mẽ hơn và chỉ đạo giờ giấc sát sao thì chắc M cũng đã đi được, nhưng mình không ở nhà và bám theo M trước buổi nhạc mấy tiếng để thúc giục thế được...

Lâm Linh hát, hét, biểu diễn giống M lúc khóc, gào, thét. Mình thấy trân trọng lao động nghệ thuật của Đại Lâm Linh vì họ dám làm và dám thể hiện những âm thanh, cảm xúc, thái độ, câu chuyện mà nhiều người Việt, kể cả những người Việt trẻ cho là ‘điên’, ‘thần kinh’ (comment trên zing mp3). Trân trọng vì họ dám thể hiện và không a dua làm những cái số đông cổ vũ hoặc sẽ cổ vũ. Bởi vì ở đây cứ cái gì không theo đa số là ‘điên’.

Ở đây bình thường là đi học hết các lớp, để có khả năng thì thi đại học, rồi học đại học để kiếm một việc làm, rồi lấy chồng lấy vợ và phải đẻ được con, rồi làm và tiết kiệm tiền để mua xe, mua đất, xây nhà, phòng lúc ốm đau và để nuôi những đứa con - đi học, thi đại học, đi làm, lấy vợ chồng đẻ con đi làm tiết kiệm tiền xây nhà mua xe phòng lúc ốm đau, nuôi con - đi học thi đại học đi làm lấy vợ chồng đẻ con đi làm tiết kiệm tiền xây nhà mua xe phòng lúc ốm đau. Mới lặp lại ba lần mà khó chịu rồi đấy không đánh tiếp được nữa. Thế mà ở đây họ cứ sống như thế từ năm nay qua năm khác từ đời này qua đời khác.

Như thế là bình thường hay điên khi mọi người lôi kéo, xô đẩy, lôi cuốn nhau vào cái vòng sống đấy? Như thế là bình thường hay điên khi mọi người sống và làm việc vì cái bằng, cái việc, cái tiền, cái con, cái lo xa, cái xe, cái nhà, cái địa vị, cái danh tiếng, cái tiền? Họ mải miết chép bài, học thuộc lòng, thi qua lớp, ôn thi, đi làm, kiếm tiền, kiếm vợ, kiếm chồng, đẻ con, kiếm tiền, đi làm, tiết kiệm, kiếm tiền mà chả biết mình là ai, mình như thế nào, mình muốn gì, mình đã đang và sẽ làm những gì? 

Như thế có điên không? Họ nghĩ gì? Nghe gì? Nói gì? Ăn gì? Uống gì? Làm gì? Chơi gì? Họ có cảm nhận gì không khi nghe, nói, ăn , uống, làm, chơi những thứ mà họ nghe, nói, ăn, uống, làm, chơi? Họ có hiểu họ đang nghe, nói, ăn, uống, làm, chơi gì và như thế nào? Lí trí, cảm xúc, tâm tư, tình cảm của họ được đối xử như thế nào và họ phản ứng, đối xử với tâm tư, tình cảm, lí trí, cảm xúc của người khác – người lạ, người quen, người thân, người họ yêu quý - như thế nào?

Bời vì số đông, xã hội như thế nên họ cũng như thế. Bới vì xã hội, số đông như thế nên như thế được cho là đúng. Bới vì xã hội, số đông như thế nên không như thế là sai, là không bình thường, là điên. Một xã hội adua, những con người adua. Có thể lắm một con robot với một lập trình thú vị sẽ còn có cá tính riêng hơn một con người adua nhạt nhòa vào với đám đông với tiền bạc, di động, xe, bằng, váy, áo, giầy dép, son phấn, áo độn, phẫu thuật thẩm mĩ, nước hoa, địa vị, một công việc để họ hàng ngày có cái than phiền và mong chờ đến cuối tuần? 

Không có những thứ ấy họ sẽ sống thế nào, là ai, cảm thấy ra sao? Tại sao họ đang làm những cái họ đang làm, đang khoác lên người và bôi lên mặt những thứ họ đang mặc trên người và đeo trên mặt? Họ đang sống vì cái gì, cho ai, vì ai? 

Họ nghĩ gì? Họ cảm thấy gì? Họ muốn gì? Họ có đang làm cái họ muốn? Họ có đang sống cách họ muốn? Họ có đang thấy vui? Hay thấy tù túng? Thấy lệ thuộc? Thấy nhàm chán? Thấy mệt mỏi? Thấy vô phương hướng? Họ có hiểu những thứ họ đang dùng, những cái họ đang nói, những việc họ đang làm, những con người họ đi với, chơi với, ở với – những người họ thân, quý, dùng, yêu, ghét – họ có hiểu tại sao và như thế nào – họ có thấy thật sự yêu, ghét, quý, hiểu? Họ có hiểu chính họ? 

Như thế là bình thường hay điên khi mọi người lôi kéo, xô đẩy, lôi cuốn nhau vào cái vòng sống đấy? Như thế là bình thường hay điên khi mọi người sống và làm việc vì cái bằng, cái việc, cái tiền, cái con, cái lo xa, cái xe, cái nhà, cái địa vị, cái danh tiếng, cái tiền? 

Họ mải miết chép bài, học thuộc lòng, thi qua lớp, ôn thi, đi làm, kiếm tiền, kiếm vợ, kiếm chồng, đẻ con, kiếm tiền, đi làm, tiết kiệm, kiếm tiền mà chả biết mình là ai, mình như thế nào, mình muốn gì, mình đã đang và sẽ làm những gì. Như thế có điên không? Họ nghĩ gì? Nghe gì? Nói gì? Ăn gì? Uống gì? Làm gì? Chơi gì? 

Họ có cảm nhận gì không khi nghe, nói, ăn , uống, làm, chơi? Họ có hiểu họ đang nghe, nói, ăn, uống, làm, chơi gì và như thế nào? Lí trí, cảm xúc, tâm tư, tình cảm của họ được đối xử như thế nào và họ phản ứng, đối xử với tâm tư, tình cảm, lí trí, cảm xúc của người khác – người lạ, người quen, người thân, người họ yêu quý - như thế nào? 

Hãy dừng lại để nhìn lại, nghĩ lại và cảm nhận lại đi. Hãy sống chậm lại đi họ ơi. Hãy thử vứt hết những vỏ bọc, vật chất, quy tắc, lối mòn và chỉ có mình trần trụi với chính mình xem mình là ai, mình như thế nào và mình muốn gì đi. 

Hãy đi bộ với cuộc sống và viết thư tay đi. Hãy lắng nghe, ngắm nhìn, cảm nhận và yêu thương với một sự hiểu biết thật sự nhờ lắng nghe, ngắm nhìn, cảm nhận và yêu thương thật chậm rãi, chắc chắn, trần trụi và chân thành đi. 

Bởi vì cuộc sống thật sự đẹp hơn những cái rồ ga nhấn còi inh ỏi tranh nhau đi ngoài đường, đẹp hơn sự ghen tị cạnh tranh tham lam muốn sở hữu từ vật chất đến danh tiếng. 

Cuộc sống đẹp khi mình thở và biết từng hơi thở của mình, nói chuyện để hiểu chứ không phải để lấy thông tin vì tò mò, học để làm được những thứ mình đam mê và yêu những người mình muốn lắng nghe, chia sẻ những thứ nhỏ nhất và lắng nghe, chia sẻ với mình những thứ nhỏ nhất.



Hanoi Eclipse: The Music of Dai Lam Linh (Directed by Barley Norton)